Những cuộc thi thể thao quốc tế như đường chạy điền kinh không chỉ là một sự kiện quan trọng, có sức ảnh hưởng cực kì mạnh mẽ mà còn là sự kết nối giữa người dân quốc tế với nhau. Để tổ chức được các cuộc thi đấu thể thao chuyên nghiệp thành công thì việc chuẩn bị cơ sở hạ tầng như thi công đường chạy điền kinh là hết sức quan trọng, có tiêu chuẩn rõ ràng theo Liên đoàn điền kinh quốc tế quy định (IAAF).
Vì vậy, hôm nay TTP Sport sẽ cùng các bạn đi qua tiêu chuẩn đường chạy điền kinh chuẩn và cách thi công đường chạy điền kinh chuẩn theo tiêu chuẩn IAAF nhé!
Kích thước đường chạy điền kinh theo tiêu chuẩn
Đường chạy điền kinh là sân chơi quan trọng của những vận động viên điền kinh, vì vậy mà sân chạy điền kinh cũng có tiêu chuẩn nhất định được IAAF (Liên đoàn điền kinh quốc tế) quy định.
Tiêu chuẩn quy định của IAAF thì chiều dài của một đường chạy có tiêu chuẩn là 400 mét, bán kính của đường cong của đường chạy sẽ là 36 mét. Đường cong có công thức tính theo bán kính: 2πr = 2 3.14 36 = 226 mét, sau đó chiều dài của mỗi đường thẳng là: (400 mét – 226 mét) / 2 đường = 87 m.
Theo độ dài của những rãnh thẳng, chu vi của mỗi rãnh như sau:
- Rãnh thứ nhất 87 × 2 + 2 × 3.14 × (36 + 1.2 × 0) = 400 m.
- Rãnh thứ hai 87 × 2 + 3. × 3.14 × (36 + 1.2 × 1) ≈ 408 m.
- Rãnh thứ ba 87 × 2 + 2 × 3.14 × (36 + 1,2 × 2) = 415 m.
- Rãnh thứ tư 87 × 2 + 2 × 3,14 × (36 + 1,2 × 3) ≈ 423 m.
- Rãnh thứ năm 87 × 2 + 2 × 3,14 × (36 + 1,2 × 4) = 430 m.
- Rãnh thứ sáu 87 × 2+ 2 × 3.14 × (36 + 1.2 × 5) ≈ 438 m
- Rãnh thứ bảy 87 × 2+ 2 × 3.14 × (36 + 1.2 × 6) ≈ 445 m.
- Rãnh thứ tám 87 × 2 + 2 × 3,14 × (36 + 1,2 × 7) ≈ 453 m
Đường chạy của tám làn rộng từ 9,76m đến 10,00m và mỗi làn rộng từ 1,22m đến 1,25m (bao gồm cả làn bên phải). Tất cả các cạnh và làn có cùng chiều rộng và chiều rộng đường từ 4 đến 5 cm. Vùng an toàn ở hai bên đường băng tối thiểu là 1m, vùng bắt đầu tối thiểu phải là 3m và điểm cuối của nước rút tối thiểu là 17m sau vùng đệm.
Tiêu chuẩn thiết kế đường chạy điền kinh
Đường chạy điền kinh là sân chơi quan trọng của những vận động viên điền kinh, vì vậy mà sân chạy điền kinh cũng có tiêu chuẩn nhất định được IAAF (Liên đoàn điền kinh quốc tế) quy định.
Theo tiêu chuẩn của IAAF thì đường chạy điền kinh có kích thước lớn bao gồm hai bản cầu (bán kính 36.5m) được nối lại bởi một hình chữ nhật với chiều dài tổng tiêu chuẩn của đường băng là 400m. Đường chạy điền kinh có 8 rãnh, còn có thể được gọi là đường đua bán nguyệt tiêu chuẩn 400m. Đường chạy điền kinh có cấu tạo từ cao su (SBR và EPDM) và keo PU hai thành phần có khả năng chống tia cực tím và tuổi thọ 10 – 15 năm nếu được bảo quản tốt.
Đường băng của tám làn rộng khoảng từ 9.76m đến 10m và mỗi làn có thể rộng khoảng từ 1,22 đến 1,25m. Với những đường kẻ chỉ dẫn màu trắng, các cạh và làn có cùng chiều rộng khoảng 0.5m.
Vùng an toàn ở hai bên đường băng tối thiểu là 1m, vùng bắt đầu tối thiểu phải là 3m và điểm cuối của nước rút tối thiểu là 17m sau vùng đệm.
Quy định đường chạy điền kinh
Mỗi loại hình thể thao đều có một quy định riêng buộc phải tuân thủ theo. Bộ môn thể thao cũng vậy, đối với đường chạy điền kinh thì đường chạy nhất định phải có 2 đường chạy thẳng. Đường chạy thẳng nhất định phải có độ dài khoảng 85.96m. 2 đường thẳng này sẽ nằm xen vào đường vòng cung và hai đường chạy có hình vòng và cung độ có thể lên tới 133.04m.
Phương pháp thi công bề mặt đường chạy điền kinh
Tấm dán đúc sẵn (Prefabricated)
Loại đường chạy này được đúc sẵn dạng tấm trong nhà máy vì điều kiện kỹ thuật trong quá trình sản xuất đảm bảo chất lượng đồng đều và tỉ lệ sản phẩm lỗi ít hơn so với việc thi công đúc đổ tại chỗ. Loại đường chạy này có đặc điểm là an toàn, giúp giảm chất thương cho vận động viên, đặc biệt là chống mài mòn rất tốt.
Tuy nhiên đường chạy tấm được đúc sẵn ít được áp dụng ở Việt Nam, do thời tiết khá nóng và độ ẩm cao dẫn đến hiện tượng co ngót, tạo ra vết nứt ở vị trí ghép nối giữa các tấm thảm làm hỏng lớp keo chống thấm, kết dính làm bong tróc bề mặt sân chạy.
Trải bề mặt truyền thống (Traditional)
Đậy là hệ thống đáp ứng cho các cuộc thi quốc tế và được IAAF cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn đường chạy để tổ chức các giải điền kinh.
Lớp dưới cùng của mặt bê tôn trải một lớp keo PU chống thấm, sau đó là hỗn hợp keo PU đa thành phần, cao su SBR và EPDM được đổ tiếp tục với độ dày tầm 10mm. Sau đó phun lên hỗn hợp keo PU đa thành phần và EPDM lên bề mặt với độ dày tầm 3-5mm, sau cùng là trải lên trên cùng chất chống lão hóa bề mặt.
Vì được IAAF công nhận đạt tiêu chuẩn áp dụng trong các sân thể thao tổ chức các giải đấu chuyên nghiệp nên chi phí thi công theo phương pháp này cao hơn.
Cán phủ bề mặt (Sandwich)
Đây là loại đường chạy được phủ 10mm hỗn hợp SBR và PU ở lớp đế. Cần cán một lớp hỗn hợp đa thành phần cùng bột EPDM và phủ lên để ổn định kết cấu lớp đế, chống thấm keo khi thi công bề mặt lớp tiếp theo. Sau đó phun phủ hỗn hợp keo PU đa thành phần và hạt EPDM dày khoảng 3mm
Phương pháp này là phương pháp cao cấp, có mức giá trung bình đã được IAAF cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn để tổ chức các giải điền kinh chuyên nghiệp với quy mô quốc tế.
Cán phủ bề mặt (Spray Coat System)
Quá trình thi công loại đường chạy này bao gồm phủ 10mm hỗn hợp SBR và PU lớp đế. Sau đó, phun phủ hỗn hợp gồm keo PU đa thành phần, hạt với bột cao su EPDM với dộ dày khoảng 3mm.
Phương pháp này thường được áp dụng bởi có chi phí thấp hơn và thường được sử dụng trong trường học, khu vui chơi giải trí và lĩnh vực đào tạo không yêu cầu sự chính xác cao như trong thi đấu, luyện tập chuyên nghiệp.
Quy trình thi công đường chạy điền kinh
Chuẩn bị nền hạ
Quá trình thi công yêu cầu nền hạ của đường chạy như thi công nền hạ phần lớn các sân thể thao khác đó là: xử lý mặt nền đất, cát, loại bỏ những vật liệu hữu cơ như rễ cây, gốc cây, thảm cỏ..hoặc xử lí vùng đất không vững, bùn…
Sau đó cho san ủi mặt đất, cát theo kích thước đường chạy theo thiết kế đã định theo độ dốc thiết kế. Nén, đè chặt hay lu lèn mặt đất, cát với độ chặt tối thiểu K=85.
Trải lên bề mặt một lớp đá nền hoặc có kích 2×4 dày 10-15 cm, san ủi theo độ dốc, đầm nén chặt với độ chặt tối thiểu K=90. Tiến hành đổ bê tông hoặc thảm asphalt, tạo độ dốc theo thiết kế.
Xử lý đất mặt nền, xử lý mặt đường cũ
Quy trình sửa chữa đường chạy tổng hợp cũ bao gồm các bước:
- Tháo dỡ các bề mặt thảm nhựa, thảm điền kinh bị bong, hỏng.
- Tiến hành vệ sinh bề mặt sau tháo dỡ
- Trải lớp bám dính mặt đường bằng nhủ tương
- Rải thảm mặt chạy với bê tông nhựa hạt mịn.
- Tưới lớp chất dẻo tổng hợp chuyên dùng
- Trộn đều hạt cao su SBR với keo một thành phần
- Trải thảm lớp hạt cao su đen SBR
- Thi công bề mặt đường chạy sau khi thảm hạt cao su SBR
- Phun hỗn hợp lớp hạt EPDM và PU lần 1
- Phun hỗn hợp lớp hạt EPDM và PU lần 2
- Phun lớp keo liên kết chuyên dùng (loại màu xanh)
- Trộn đều hạt EPDM với keo chuyên dùng
- Sau khi hoàn thiện phủ lớp hạt cao su EPDM lên bề mặt đường chạy
- Kẻ các đường, vạch theo tiêu chuẩn thiết kế
- Hoàn thiện đường chạy điền kinh
Thi công bề mặt đường theo các phương pháp
Hiện tại đường chạy điền kinh sẽ được thực hiện phổ biến theo các phương pháp sau:
- Cán phủ bề mặt (Spray Coat System)
- Tấm dán đúc sẵn (Prefabricated)
- Trải bề mặt truyền thống (Traditional)
- Cán phủ bề mặt (Sandwich)
Kiểm tra và hoàn thành
Sau khi thực hiện các bước thi công xong, nhà thi công cần kiểm tra lại sân nền chạy, cấu trúc cũng như các vạch kẻ xem đẫ đúng theo tiêu chuẩn đề ra chưa trước khi hoạch toán và kết thúc thi công.
Dự toán chi phí xây dựng đường chạy điền kinh theo tiêu chuẩn
Sân chạy điền kinh có dự toán chi phí còn tuỳ thuộc vào mục đích và nhu cầu của khách hàng và phụ thuộc vào nguyên vật liệu của từng đơn vị thi công có.
Vì vậy, dự toán chi phí xây dựng có sai lệch đáng kể với nhiều nhà thi công. Hãy liên lạc và tìm hiểu nhiều đơn vị thi công cũng như nắm được những tiêu chuẩn trên để chọn nhà thi công thích hợp với mục đích của mình
Bảng báo giá chi phí thi công đường chạy điền kinh
Địa chỉ thi công đường chạy điền kinh uy tín, chất lượng, giá rẻ
Mặc dù là một doanh nghiệp còn khá non trẻ, nhưng công ty chúng tôi hết sức vui mừng và tự hào khi đã được rất nhiều quý khách hàng tin tưởng và giao phó những dự án thi công sân tennis, thi công sàn thể thao, thi công sân bóng chuyền quan trọng.
Trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, cho đến nay, TTP SPORT đã đảm nhận và ghi dấu ấn của mình tại hàng ngàn các dự án lớn nhỏ khác nhau, tại khắp các tỉnh thành trong khu vực, từ Thành phố Hồ Chí Minh, Cà Mau, Long An, Bình Dương, Đồng Nai,…
- Văn phòng: Số 28, Đường 11, Phường Trường Thọ, TP. Thủ Đức, TP. HCM
- Địa chỉ Kho: B12, đường số 1, Khu LiLaMa 45.1, Khu phố 6, Phường Trường Thọ, TP. Thủ Đức, TP. HCM
- Chi nhánh 2: Số 131 Huỳnh Ngọc Đủ, Phường Hòa Xuân, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng
- Hotline: 0888.499.839